Bóng cờ lau
Nguồn: Web Vô Thường
Người gửi: Đào Thị Nhung (trang riêng)
Ngày gửi: 14h:43' 24-02-2013
Dung lượng: 2.5 MB
Số lượt tải: 4
Mô tả:
Đinh Bộ Lĩnh là ông tổ nhà Đinh, ông vốn họ Đinh, tên Hoàng, Bộ Lĩnh là tước quan. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh được xưng tụng là Vạn Thắng Vương.
Đinh Bộ Lĩnh quê ở động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), con quan Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An) về đời Dương Diên Nghệ là Đinh Công Trứ.
Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ là Đàm thị về quê, nương thân với chú ruột là Đinh Dự, ở chăn trâu. Thường nhóm họp bạn bè lấy lau làm cờ, lập trận đánh nhau. Đinh Bộ lĩnh luôn tỏ ra có tài chỉ huy. Kết bạn rất thân với Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú. Sau khi người chú ghét đuổi đi, Đinh Bộ Lĩnh sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Lâm ở Bố hải Khẩu. Ít lâu, được Trần Lâm mến tài gả con cho, Đinh Bộ Lĩnh càng vững bước trên đường sự nghiệp. Không bao lâu, Trần Lâm mất, Đinh Bộ Lĩnh đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương, chống nhà Ngô và các sứ quân khác.
Năm Ất Sửu 965 Nam Tấn vương Xương Văn mất, con là Xương Xí nối nghiệp, quá suy yếu phải về đóng giữ đất Bình Kiều (thuộc Hưng Yên). Đinh Bộ Lĩnh thừa thế hưng binh đánh lớn, chỉ trong một năm dẹp yên được các sứ quân.
Được xưng tụng là Vạn Thắng vương. Năm Mậu Thìn 968 ông lên ngôi vua, tôn hiệu là Đại Thắng Minh, đặt hiệu nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Năm Canh ngọ 970, bắt đầu đặt hiệu năm là Thái Bình. Đinh Bộ Lĩnh truyền cho đúc tiền đồng là tiền tệ xưa nhất ở nước ta, gọi là tiền đồng “Thái Bình”. Đinh Bộ Lĩnh là người có công lớn trong việc thống nhất đất nước nhưng về chính trị trong nước lại có phần thiên về sử dụng hình phạt nghiêm khắc. Năm Quí Dậu 973 Đinh Bộ Lĩnh sai con là Nam Việt vương Liễn sang cống nhà Tống, được nhà Tống phong ông làm Giao Chỉ Quận vương.
Đến năm Kỉ Mão 979, Đinh Bộ lĩnh và con lớn là Đinh Liễn bị tên hầu cận là Đỗ Thích ám sát chết. Ở ngôi 12 năm (968-979), thọ 56 tuổi, táng ở núi Mã Yên, xã Trường An thượng, huyện Gia Liễn, tỉnh Ninh Bình, đền thờ ông cũng xây dựng gần đấy.
Con thứ của ông là Đinh Tuệ nối ngôi, chỉ non một năm thì bị Lê Hoàn lật đổ, cơ nghiệp nhà Đinh dứt.
Bóng Cờ Lau
Sáng tác: Hoàng Quý
Ta cùng nhau đi
Thăm nơi hùng xưa
Oai linh đứng muôn đời
Giữa nơi sông cùng núi
Và sân đá tường rêu
Rải gan sương cùng mưa
Ngàn bông lau reo đưa
Theo gió chiều phất phới
Hay bóng cờ lau năm xưa còn đâu đây
Kìa bao tiếng trâu xa
Còn vọng trong khói mơ
Dè chừng như tiếng loa trong rừng cây
Hoa Lư ơi !
Non lau còn trong sương gió
Đến muôn đời mà không rứt lời ca
Với tiếng gió Hoa Lư ơi
Muôn năm còn trong sương gió
Đứng oai hùng cùng với nước nhà
st
Nhắn tin cho tác giả
Báo tư liệu sai quy định
Xem toàn màn hình
Mở thư mục chứa tư liệu này
Hoa Lư ơi !
Non lau còn trong sương gió
Đến muôn đời mà không rứt lời ca
Với tiếng gió Hoa Lư ơi
Muôn năm còn trong sương gió
Đứng oai hùng cùng với nước nhà